TÀO LAO

Vì sao nghe ai đó nói, đọc một văn bản bạn lại hiểu được?

Vừa rồi có bạn @tantam trên linkhay hỏi.

Câu hỏi

“Hiểu” là gì?
Vì sao đọc dòng này bạn lại hiểu được?
Vì sao nghe ai đó nói, đọc một văn bản bạn lại hiểu được?

Tôi (Thi) trả lời như sau.

Trả lời

Theo mình hiểu bạn muốn tìm hiểu về bản chất thần kinh học của “hiểu”. Mình không phải là chuyên gia, nên mình trả lời trong hiểu biết hạn hẹp của mình.

Thử nhìn vào một mô hình dễ hiểu hơn là máy tính. Bản chất data của nó chỉ là dãy nhị phân 0 và 1, có thể coi là vô nghĩa. Nó trở nên có ý nghĩa (đối với con người) khi nó phục vụ cho một mục đích gì đó của chúng ta.

Sinh vật nói chung cũng vậy, các tác nhân bên ngoài, hay kể cả bên trong cơ thể, đều không có ý nghĩa cho đến khi soi nó trong mục đích sinh tồn của loài.

Bộ não động vật có vài chức năng cơ bản:

  • Ghi nhớ lại các kích thích từ bên ngoài
  • Tùy theo việc đánh giá các kích thích đó có hại hay lợi mà sinh ra các cảm xúc khác nhau với cường độ tương ứng, các cảm xúc này sẽ điều chỉnh hành vi của con người. Dĩ nhiên, đánh giá “hại” hay “lợi” là soi trong mục đích tối cao là sinh tồn.

Dần dà, trong não hình thành liên kết giữa nhân và quả. Ban đầu đơn giản, về sau phức tạp dần.

Sự phức tạp dần này diễn ra như thế nào? Nó giống như xây nhà cao tầng từ những viên gạch thành các khối khác nhau, rồi từ các khối đó lắp thành căn nhà. Trong máy tính có khái niệm “nhận dạng mẫu” (pattern regconition) -> máy phân tích dữ liệu lớn và nhận ra các mẫu tương tự nhau. Não người cũng hoạt động tương tự vậy. Từ những kinh nghiệm cơ bản chúng ta “khái quát hóa”, “đúc rút” thành các “khái niệm” và “quy luật”. Có thể gọi chung những cái đã đúc rút được đó là “kiến thức” hay “hiểu biết”. Quá trình này đòi hỏi chắt lọc các điểm mang tính bản chất và bỏ qua các cái không quan trọng (quan trọng hay không là so với mục đích), nên tùy mỗi người mà năng lực nhận thức sẽ khác nhau.

Khi ta đứng trước 1 tình huống mới, hay như ví dụ của bạn là đọc hay nghe 1 câu chuyện, thực tế não chưa biết đó là “câu chuyện” mà chỉ là 1 tập hợp các kích thích (dữ liệu) đơn lẻ. Não sẽ tiến hành nhận dạng câu chuyện đó bằng cách đối chiếu với mô hình đã đúc rút được. Điều này cũng tương máy tính nhận dạng mẫu. Nếu việc nhận dạng thành công, bạn “hiểu” nó. Còn nếu không, thì bạn không hiểu. Thật ra cũng không phải luôn luôn rõ ràng “hiểu” và “không hiểu”. Với 1 chương trình máy tính nhận dạng văn bản, đôi khi gặp một chữ “a” viết ẩu hay viết theo 1 kiểu mới, nó không chắc chắn hoàn toàn là chữ “a”, chỉ đánh giá 80% là chữ “a”. Con người cũng vậy. Sau những lần như vậy chúng ta “học”, bằng cách so sánh kết quả thực tế với mô hình ta đang có, từ đó tạo mô hình mới hoặc điều chỉnh mô hình cũ sao cho nó tương thích với mẫu mới.

Dĩ nhiên, các khái niệm cơ bản thì ai cũng giống nhau, nhưng càng phức tạp lên thì mỗi người sẽ có thể có nhận thức khác nhau là vì thế.

Loài vật như chó cũng “hiểu”, bằng chứng là gọi tên nó thì nó chạy lại. Nhưng mức độ khái quát hóa của nó còn rất thấp. Mà vì chó không có “ý thức”, nên chắc nó cũng chẳng buồn phiền vì việc đó.

Trí tuệ nhân tạo cũng có khả năng hiểu ở mức nhất định. Và cũng như loài chó, vì không có “ý thức” nên nó không vật vã phí thời gian tìm “ý nghĩa cuộc đời” như loài người.

Nói vậy để thấy, khi con người tiến hóa cao hơn (giả sử hàng triệu năm nữa) hoặc có loài sinh vật hay phi sinh vật nào đó (bao gồm trí tuệ nhân tạo) có khả năng nhận thức cao hơn loài người hàng ngàn lần thì, đối với họ, cái ta “hiểu” bây giờ cũng giống như cái mà, đối với ta, loài chó đang hiểu thôi. Ta thật là ngu xuẩn.

Vậy nên, “hiểu” hay không chỉ là tương đối.

Nếu bạn thấy hay, hãy chia sẻ. Điều đó động viên tôi viết tiếp.

Chia sẻ click

Các bài khác

Trang chủ

GẦN ĐÂY XEM NHIỀU LINH TINH  × 

Đăng kí thành công

Cảm ơn bạn đã đăng kí.